Ngày nay , Đúc tượng chân dung hay còn gọi là tượng bán thân, là một trong những lĩnh vực phức tạp nhất của điêu khắc đặc biệt là khi sử dụng chất liệu đồng. Quá trình này đòi hỏi người Nghệ nhân phải có tay nghề cũng như kinh nghiệm lâu năm. Khi nhận đúc tượng chân dung truyền thần mỗi hình ảnh có một khuôn mặt khác nhau nên vì thế khi đúc, chúng ta cần tạo hình khuôn mẫu giống với hình và thần thái khuôn mặt theo gia đình gia chủ. Sau đó đun nóng chảy đồng ở nhiệu độ 1.200 độ C đổ vào khuôn.
Đây là thể loại điêu khắc khá phổ biến ở Việt Nam ngày nay, bởi chúng không chỉ có trong các nơi thờ tự, hay các phòng triển lãm nghệ thuật, tượng chân dung đang dần dần được cá nhân hóa, ngày càng trở nên đa dạng và được dùng như một món quà tặng, hoặc đồ trang trí trưng bày….
Với vai trò là khách hàng khi đi đặt đúc tượng chân dung, trước hết quý gia chủ cần tìm hiểu về quá trình đúc tượng. Việc lựa chọn chất liệu cũng là khâu quan trọng vì có rất nhiều nguyên liệu được sử dụng cho bạn lựa chọn : đồng, gỗ, đá, thạch cao, xi măng, composite…. Tiếp đến là việc lựa chọn cơ sở đúc tượng uy tín tại làng nghề Gò Đúc Đồng Đại Bái, điều này quyết định đến chất lượng sản phẩm của bạn. Tinh Hoa Đồng Việt rất vinh dự được trở thành địa chỉ tin cậy để các bạn gửi gắm niềm tin qua những tác phẩm vô cùng độc đáo. Các bạn có thể tham khảo một số mẫu tượng chân dung, tượng bán thân tại đây
I.Bạn đã biết rõ về Quy trình đúc tượng chân dung chưa?
* Quy trình đúc tượng truyền thần – Tượng Chân Dung :
1. Đắp mẫu bằng đất theo mẫu ảnh khách gửi
2. Gửi mẫu cho khách xét duyệt
3. Tạo khuôn đấp mẫu bằng thạch cao hoặc nhựa Composite
4. Đắp khuôn Đúc
5. Nung chảy Đồng và rót khuôn
6. Làm Nguội
7. Hoàn Thiện và bàn giao.
-Đối với phần hình ảnh: Càng nhiều ảnh với nhiều vị trí, góc độ thì sẽ càng thuận lợi cho công việc tạo hình mẫu phôi tượng đúc chân dung.

-Tiến hành đắp mẫu : Các nghệ nhân sẽ nặn tượng dựa trên những hình ảnh khách hàng cung cấp, và liên hệ với khách để chỉnh sửa trực tiếp cho đến khi khách hàng ưng ý.

-Đúc tượng : Để đúc tượng, các bạn có rất nhiều sự lựa chọn về chất liệu sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh sử dụng. Ví dụ : nếu để trang trí trên bàn làm việc, hay đặt trong ô tô, các bạn nên chọn chất liệu là nhựa composite (sơn phủ đồng), hoặc đối với các bức tượng được đặt trong nơi thờ tự thì ta nên sử dụng chất liệu đồng, sẽ giúp tác phẩm được lâu bền qua thời gian.

-Tiến hành sửa nguội : Đây là công đoạn đòi hỏi tay nghề của nghệ nhân, phải có sự khéo léo, tỉ mỉ để chỉnh sửa các chi tiết nhỏ nhất sao cho khớp với nhân vật.

-Làm màu :Để nguyên màu đồng đỏ hoặc phủ màu nếu như khách hàng có nhu cầu.


II.Ý nghĩa của việc đúc tượng chân dung truyền thần

Để tạo nên một tác phẩm tượng chân dung cho dù là được sử dụng bằng bất cứ vật liệu nào đi chăng nữa cũng luôn đòi hỏi các nghệ nhân phải có sự công phu, tỉ mỉ, luôn trau dồi sáng tạo, nâng cao kỹ năng của mình.
Đó chính là sự cống hiến của các nghệ nhân làng nghề Gò Đúc Đồng Đại Bái, và điều này cần được ghi nhận nhằm khích lệ, phát huy để ngày càng có thêm những người nghệ nhân làm ra những tác phẩm đẹp hơn cho đời sống tâm hồn của nhân loại. Mỗi bức tượng chân dung đều chứa đựng trong đó là cả một sự tâm huyết, sự lao động miệt mài, điều này cũng khiến cho người chiêm ngưỡng cảm nhận được sự phong phú, tính nhân văn trong từng tác phẩm, đồng thời từ những bức tượng chân dung của người thân, của các danh nhân, tượng Phật, cũng giúp con người hiểu thêm về kiến thức văn hóa, lịch sử, có cái nhìn bao quát hơn, phong phú và bao dung hơn.
Tượng chân dung là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, cao cấp, mỗi bức tượng chân dung đều mang một phong thái, diện mạo và ý nghĩa khác nhau, thể hiện một giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp.
Ngày nay, nhu cầu đúc tượng chân dung ở Việt Nam ngày càng phổ biến. Rất nhiều khách hàng có nhu cầu sử dụng tượng chân dụng như một món quà tặng cho ông bà, bố mẹ vào các dịp lễ thượng thọ, hoặc đúc tượng chân dung người quá cố để thờ cúng, thể hiện tấm lòng, tình cảm…
Đối với những người có công với đất nước, hoặc các vị danh nhân, lãnh đạo… tượng chân dung của họ thể hiện sự kính trọng, biết ơn. Hoặc đối với tượng Phật, đó lại là sự lưu truyền tín ngưỡng, gìn giữ nét văn hóa từ đời này sang đời khác để không bị mai một.
Một số khách hàng sử dụng tượng chân dung bày trí trong nhà không chỉ thể hiện đẳng cấp của gia chủ, mà còn ẩn trong đó là giá trị phong thủy và ý nghĩa tâm linh. Có nhiều tác phẩm đặt trong nhà có tác dụng trấn trạch, thu hút tài lộc, măy mắn cho gia chủ, chống tà ma, hay những nguồn năng lượng không tốt xâm nhập vào nhà. Ví dụ như : tượng Tam Đa, tượng Phật Di Lặc, tượng bát mã, tượng Quan Công, Cá chép hóa rồng….
Có thể nói, điêu khắc tượng nói chung và điêu khắc tượng chân dung nói riêng là một loại hình mang lại nhiều ý nghĩa văn hóa tốt đẹp trong đời sống con người, và chúng ta cần phải di dưỡng, bảo tồn loại hình nghệ thuật này cho các thế hệ sau.
Để được tư vấn chuyên sâu và chi tiết vui lòng liên hệ Hotline : 085.867.3456